Ban công là hạng mục phải chịu tác động nhiều nhất từ các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, nên rất dễ bị thấm, dột. Vì vậy chống thấm ban công là công việc vô cùng cần thiết và quan trọng.
Nguyên nhân của tình trạng thấm dột ban công
– Do các lỗ nhỏ li ti, vết rạn, vết nứt chân chim… khi mưa nước mưa sẽ theo các vết rạn, nứt này ngấm xuống gây ẩm mốc.
– Thấm dột do đường cấp thoát nước gặp sự cố
– Ban công bị thấm dột do quá trình thi công ẩu, sử dụng vật liệu, chất liệu chống thấm không hiệu quả, chất lượng…
– Sự chênh lệch nhiệt độ dẫn đến quá trình co ngót bê tông: màu hè bê tông xây dựng ban công sẽ nở ra, mùa đông nhiệt độ thấp sẽ co vào gây hiện tượng nứt, gãy…
– Sử dụng thép đan sàn bê tông không đạt yêu cầu, mác bê tông kém chất lượng…
– Vị trí khe nối bê tông (giữa sàn bê tông mới và sàn bê tông cũ) của ban công không được xử lý chống thấm.
Giải pháp chống thấm ban công
Để thực hiện chống thấm khu ban công có thể sử dụng các giải pháp sau:
Một số sản phẩm chống thấm ban công đang được ưa chuộng hiện nay: Màng Chống Thấm Akfix PU Membrane 450, Màng Chống Thấm Gốc PU Neoproof PU W, Màng Chống Thấm Gốc Xi Măng Quicseal144, …
Quy trình xử lý chống thấm ban công
Việc chống thấm ban công nói chung thường được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định phạm vi và mức độ thấm dột khu ban công để lựa chọn sản phẩm chống thấm hiệu quả, đưa ra phương án tối ưu…
Bước 2: Vệ sinh bề mặt. Bề mặt cần thi công phải đảm bảo sạch sẽ, không có chướng ngại vật… Loại bỏ mọi bụi bẩn, rong rêu, vôi vữa cũ… các chất thải có thể ảnh hưởng đến quá trình thi công.
Bước 3: Dùng con lăn phủ 1 lớp chống thấm lên bề mặt cần thi công
Bước 4: Đợi lớp lót khô tiếp tục dùng các sản phẩm chống thâm như: màng chống thấm, sơn chống thấm… để thực hiện việc chống thấm khu ban công.
Lưu ý: Nên thi công tối thiểu 2 lớp chống thấm để có hiệu quả tốt nhất
Bước 5: Đợi khô và thử nước
Bước 6: Gia cố, ốp lát, trang trí và hoàn thiện công việc chống thấm khu ban công.