Trồng cây trên sân thượng là hình ảnh không hề xa lạ đối với mỗi người dân thành thị ngày nay. Nhiều gia đình lựa chọn biến không gian sân thượng của ngôi nhà thành khu vườn cảnh. Tại đây, người ta thường trồng những loài cây, loài hoa có khối lượng hay kích thước nhỏ. Những loài cây này vừa mang giá trị thẩm mỹ cao lại vừa có thể giảm tải trọng cho vườn cảnh của gia đình.
Thông thường, những loại cây được trồng trên sân thượng sẽ được chia thành 2 loại là cây cảnh và thực phẩm. Cây cảnh có tác dụng làm đẹp cho không gian sống. Những loại cây được xếp vào hàng thực phẩm có thể là cây ăn quả, rau màu, …
Nói tóm lại, dù trồng loài cây nào trên sân thượng thì nó cũng góp phần đáng kể vào việc cải thiện không gian sống.
Tuy nhiên để trồng cây được trên sân thượng, đòi hỏi mái nhà của bạn phải được chống thấm tốt. Nếu không, sau một thời gian trần nhà sẽ bị thấm nước ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngôi nhà và cuộc sống gia đình bạn.
Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ mang tới cách chống thấm sân thượng tư gia tốt nhất hiện nay.
Để trồng rau mà không làm ảnh hưởng đến sân thượng thì các bạn cần chú ý đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước chống thấm với 3 lớp vật liệu chính, bao gồm:
Lớp chống thấm
Khi bạn đã sử dụng lớp chống thấm sẽ mang đến tác dụng chống dột, ngăn nước chính cho toàn bộ phần mái nhà. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều dạng vật liệu chống thấm khác nhau có thể là vữa gốc xi-măng hay các tấm màng dán membrane hoặc sơn chống dạng lỏng Poly Urethane.
Tuy nhiên nếu như bạn thi công những sản phẩm trên để chống thấm thì cần lưu ý:
+ Khi thực hiện phun vữa chống thấm nên sử dụng máy phun chuyên dụng. Bởi nếu như bạn sử dụng cọ hay lăn ru lô thì sẽ bỏ sót khá nhiều những điểm hóa chất gây ra những vết hở. Khi mới hoàn thiện xong mà chúng ta di chuyển thì sẽ rất dễ bị mài mòn hay bong tróc lớp chống thấm.
+ Vật liệu chống thấm cần phải được phủ một lớp toàn bộ cả mặt sàn sân thượng và chân tường bao xung quanh cao ít nhất là 30cm để tránh tình trạng nước thấm vào dọc tường. Như thế sẽ khiến lớp hoàn thiện chống thấm sân thượng đảm bảo tốt sử dụng để trồng rau, nuôi cá một cách hiệu quả nhất.
Lớp phủ bảo vệ sân thượng
Lớp che phủ bảo vệ chính là lớp kế tiếp giúp bảo vệ lớp chống thấm bên dưới khỏi tác động trực tiếp của thời tiết như nắng nóng, nhiệt độ cao hay tia tử ngoại, các tác động mạnh trong quá trình sử dụng. Việc làm này sẽ tránh được các khe nứt và giảm được sự co giãn của sân thượng.
Còn đối với các hộ gia đình thì ta có thể đơn giản hóa bằng cách thiết kế lớp bảo vệ chống thấm sân thượng để trồng rau bằng cán vữa xi-măng cát mác cao hay lát gạch chống thấm sân thượng. Việc này sẽ đem lại hiệu quả cao và vô cùng tiết kiệm chi phí.
Lớp kết cấu chịu lực
Lớp kết cấu chịu lực chính là lớp cuối cùng để hoàn thiện công việc chống thấm ta có thể sử dụng đổ bê tông cốt thép. Đặc biệt lưu ý độ chịu lực, tải trọng khi mái phải gánh đất, cây, bể nước.
Các bước chống thấm sân thượng nhà bạn
Thông thường thì tất các sân thượng cũng đều có khả năng chống thấm tương đối trong trường hợp nước rút đi nhanh. Nhưng nếu nước bị ứ đọng lâu thì khả năng bị thấm qua các lớp bê tông và tường bao là khá cao.
Chính vì thế khi muốn thi công sân vườn trên sân thượng mà không ảnh hưởng đến các kết cấy khác của công trình cần tiến hành chống thấm. Cũng còn tùy thuộc vào thiết kế sân vườn mà lựa chọn giải pháp chống thấm sân cho toàn bộ sân thượng hay chỉ ở những khu vực trồng rau.
Việc chống thấm bao gồm xử lý bo tròn các góc bằng vữa, sau đó tiến hành phủ lớp chống thấm độ bền cao. Cuối cùng chính là che phủ một lớp vữa bảo vệ lớp chống thấm. Lát gạch nền sân thượng để tăng công năng và thẩm mỹ cho vườn sân thượng cũng nên làm nếu điều kiện kinh tế cho phép
Có nên lát gạch chống thấm sân thượng hay không?
Hiện nay, tại mỗi hộ gia đình khi xây nhà thường sẽ lát luôn gạch chống thấm sân thượng. Đây cũng chính là một trong những biện pháp chống thám vô cùng hiệu quả, bởi chúng mang đến sự đảm bảo an toàn cũng như thẩm mỹ cao cho ngôi nhà của bạn. Vậy nguyên nhân nào khiến cho gia đình bạn nên lát gạch chống thấm sân thượng.
Sân thượng chính là một vị trí chịu sức ảnh hưởng nhiều nhất của thời tiết, vì thế:
Sàn mái cũng dễ dàng bị nứt gãy, rạn chân chim hay bị nứt to đây chính là nguyên nhân mà khi trời mưa chúng ta thấy trần nhà hay bị thấm nước cũng là điều rất dễ hiểu. Ngoài ra còn do sự co ngót không được đồng đều giữa tường bao xung quanh với phần mái bê tông, nó đã dẫn đến một hiện tượng tách lớp khiến cho tường bị thấm.
Do sự thay đổi của thời tiết, lớp chống thấm đã hoàn thiện không có khả năng co ngót đàn hồi tối ưu. Nếu như chỉ sự dụng lớp chống thấm mỏng thì nó không đủ để tạo chiều dày phù hợp giảm thiểu sự co ngót. Việc sử dụng chất chống thấm có lớp vữa xi măng bảo vệ mà không lát gạch sân thượng sẽ khiến cho mái kém đi 1 lớp gia cố. Theo thời gian sử dụng, vật liệu sẽ dần mất đi tác dụng khi gánh chịu tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời, của nước tưới cây, nước mưa.
Một khi hệ thống thoát nước trên sân thượng kém lúc này sẽ khiến cho sân thượng dễ bị đọng nước. Chính vì đọng nước lâu ngày như vậy sẽ khiến cho cả trần nhà áp mái dần như bị hỏng và gây ra tình trạng thấm nước xuống các tầng khác, rất trầm trọng. Việc lựa chọn lát gạch chống thấm sân thượng sẽ tạo cho sàn mái nhà bạn một lớp bọc bảo vệ hoàn hảo, giúp không bị thấm nước, tăng thẩm mỹ, gia tăng độ bền cho lớp chống thấm.
Hi vọng với những phương pháp trên đây sẽ giúp bạn đọc biết chống thấm sân thượng để trồng rau nuôi cá một cách tốt nhất. Các phương pháp đều rất dễ thi công với những vật liệu đơn giản dễ tìm kiếm trên thị trường.
3 Comments
bildpress
27/09/2020Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua
bildpress
27/09/2020Together made firmament third male greater Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore.
bildpress
27/09/2020Together made firmament third male greater Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incidid.